TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ LƯU
THƯ VIỆN Phù Lưu, ngày 15 tháng 4 năm 2025
GIỚI THIỆU SÁCH THIẾU NHI
CÁC TRẠNG VIỆT NAM
Tác giả Trung Kiên
NXB Lao động - Xã hội
Kính thưa: Các thầy giáo, cô giáo kính mến!
Thưa toàn thể các em học sinh yêu quý!
Lịch sử khoa cử Nho học nước ta kể từ khoa thi đầu tiên năm Ất mão(1075) đến khoa thi cuối cùng được tổ chức vào năm Kỷ Mùi(1919) Trải qua 844 năm.Trong khoảng thời gian đó, các triều đại phong kiến đã mở được 185 khoa thi, lấy đỗ 2898 vị đại khoa nhưng chỉ có 47 người giành được học vị Trạng nguyên. Họ được người đời kính phục, ngưỡng mộ, xem là bặc đạo cao chức trọng, là khuôn mẫu cho các thế hệ sau soi vào học tập.
Khi ra làm quan, tất cả các vị đều hết thảy phò vua giúp nước. Các vị Trạng nguyên đã trở thành những danh thần, lương tướng đem trí tuệ và tài năng của mình cống hiến cho xã hội. Khi mất đi, họ để lại danh thơm muôn thủa, được triều đình truy tặng tước vị, được nhân dân lập đền miếu phụng thờ.
Ngoài những ông trạng thực sự có những tấm bảng vàng, đỗ đạt có năm tháng, có quê quán ghi rõ trong phần Khoa mục chí của sử sách các đời, ở nước ta còn có các Trạng không thuộc đệ nhất giáp hoặc đệ nhất danh ở kỳ thi Đình nhưng được dân gian phong và ghi nhớ qua các cố tích thế sự. Mặc dù ngay tên gọi các trạng này đọc lên cũng đã khác người, khó tin song không dễ bãi bỏ, phủ nhận những giai thoại về họ như Trạng Ăn, Trạng Cờ… hoặc những nhân vật có thực được tô đậm và thêm thắt theo tình cảm , trí tưởng tượng của dân gian như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Trạng Khiếu.
Cuốn sách “Truyện kể các trạng Việt Nam” gửi đến bạn đọc chân dung của một số vị trạng nguyên. Qua những câu chuyện, giai thoại thú vị đan xen giữa hư và thực, huyền tích và lịch sử được lưu truyền bao đời nay, bạn đọc sẽ biết thêm được phần nào công trạng của họ.
![]() ISBN: 9786048948320 Chỉ số phân loại: TK QL.KH 2018 Số ĐKCB: TN.00088, TN.00089, TN.00090, |
Trên đây tôi vừa giới thiệu tới các thầy cô và các em cuốn sách tham khảo thiếu nhi rất hay và bổ ích. Tôi rất vui khi đón các thầy cô và các em học sinh tới thư viện mượn và tìm đọc.
XÁC NHẬN CỦA BGH
PHT: Nguyễn Thị Kim Oanh |
NGƯỜI VIẾT
Hoàng Thị Thu Huyền
|