GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 9 BÀI 22024

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ LƯU

                THƯ VIỆN

                                                                      Phù Lưu, ngày 20 tháng 9 năm 2024

                                                                    GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH TRUYỆN

                                                        TẾT TRUNG THU

                                                                                      Lê Phương Liên ( tác giả)                                                                                                                     

    Kính chào quý thầy cô giáo và các em học sinh yêu mến!

   Nhắc đến tết là người ta nghĩ ngay đến niềm vui, đến mùa xuân, đến không khí xum vầy đầm ấm và hạnh phúc. Đặc biệt là với trẻ em Tết còn là điều gì đó rất mới mẻ và kỳ diệu, luôn được háo hức mong chờ thật nhiều ước mơ.

   Nhưng Tết còn là tên gọi chung cho những ngày lễ, những ngày kỷ niệm với những sự tích đặc sắc được lưu truyền từ ngàn đời nay nữa đấy. Với một đất nước có sự giao thoa về văn hóa nhưng van giữ được hồn cốt dân tộc như Việt Nam ta, trong một năm có rất nhiều ngày tết: Tết nguyên đán, tết nguyên tiêu, tết thanh minh , tết đoan ngọ, tết vu lan, tết trung thu.

   Những ngày tết này có từ bao giờ nhỉ ?Sự tích như thế nào ?Vì sao lại có tên gọi như vậy ?

  Trong những ngày tết đó, người Việt ta thường làm gì thì hôm nay cô giới thiệu với các em cuốn truyện. Chú tễu kể chuyện tết trung thu.

  Cuốn truyện mang mã số; TN.00194

   Do Lê Phương Liên sưu tầm và biên soạn. Cuốn truyện do nhà xuất bản Kim Đồng. Cuốn truyện dày 48 trang, khổ 15x 19 cm. Thoáng nhìn ta thấy trang bìa màu vàng nhạt in hình ảnh trẻ em đang múa lân, rước đèn đồ chơi đi trung thu.

Vâng với trẻ thơ trung thu là một trong những tết vui nhất trong năm vì có thật nhiều quà ngon là những trò chơi lý thú. Dưới ánh trăng sang ngời các bạn sẽ được đùa viu và hát vang những bài ca rộn ràng về chú cuội, về chị Hằng, về trăng, sao, được thưởng thức những hoa quả và bánh kẹo thơm ngon trong dịp “ phá cỗ’ không chỉ có vậy,tết trung thu trẻ con còn được rước đèn ông sao đi khắp thôn làng, khu phố trong tiếng trống tùng rinh rinh rộn dàng nữa. Vui thế nhưng để bạn biết vì saolại có tết trung thu/ chị hằng và chú cuội là ai? Lễ rước đèn ông sao ngày xưa diễn ra như thế nào?các em háy lắng nghe chú tễu than thiết của chúng ta kể chuyện tết trung thu để cùng khám phá thật nhiều điều hấp dẫn là tết trung thu hay còn gọi là tết trông trăng, tết nhi đồng… Được diễn ra vào ngày rằm tháng tám hàng năm âm lịch ngày tết này vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tễu không biết trung thu ra đời chính xác là vào thời gian nào. Chỉ biết rằng tục lệ này đã có cách đây ít nhất 2000 năm rồi. Hồi đó các vua chúa có tục lệ cúng thần mặt trời vào mùa xuân và thần mặt trăng vào mùa thu. Vì vậy cứ đến ngày mười năm tháng tám hằng năm lúc mặt trăng tỏa sáng hiền dịu nhất chính là lúc lễ tế thần mặt trăng bắt đầu.

   Ở nước ta các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hình vẽ tả tết trung thu trên trống đồng có từ thời Hùng vương và theo văn bia chùa đọi từ đời nhà Lý tết trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn.

    Dân ta vốn gắn bó với nghề lúa nước, tháng tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc muôn vặt thảnh thơi người ta mở hội cầu mùa, ca hát, vui chơi. Dưới ánh trăng thu, các lão nông uống trà, nhắm rượu, ngắm trăng chiêm nghiệm và dự đoán những điều trong tương lai. Bởi vậy mà có thành ngữ dân giant a vẵn có câu” Muốn ăn lúa tháng năm, trông trăng rằm tháng tám’Đối với trẻ em chúng mình trung thu là dịp vui nhất trong năm với biết bao trò chơi và những câu chuyện cổ tích thú vị. Nào diều có muốn khám phá vô vàn điều hấp dẫn và lý thú của tết trung thu không nào mình sẽ kể cho các bạn nghe nhé! Qua những câu chuyện chú cuội , chị hằng, bày cỗ trung thu, đồ chơi trung thu, mua lân, hội rước đèn , phá cỗ nhé.


Phần mềm dành cho TV huyện và trường học1. LÊ PHƯƠNG LIÊN
    Chú Tễu kể chuyện Tết trung thu/ Lê Phương Liên s.t., b.s. ; Minh hoạ: Vương Linh.- Tái bản lần thứ 3.- H.: Kim Đồng, 2011.- 42tr.: tranh màu; 19cm.
     ISBN: 9786042142663
     Chỉ số phân loại: 394.269597 LPL.CT 2011
     Số ĐKCB: TN.00194,

     Trên đây tôi vừa giới thiệu tới các thầy cô và các em cuốn sách tham khảo rất hay và bổ ích. Tôi rất vui khi đón các thầy cô và các em học sinh tới thư viện mượn và tìm đọc.

       XÁC NHẬN CỦA BGH

PHT: Nguyễn Thị Thanh Tú                                

                      NGƯỜI VIẾT

                Hoàng Thị Thu Huyền